Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết

Á hậu Tường San dù nổi tiếng, xinh đẹp nhưng lại dưỡng da khá đơn giản. Mới đây cô vừa bật mí với người hâm mộ về những món skincare mà cô nàng sử dụng. Đặc biệt trong đó nhiều người quan tâm đến loại sữa rửa mặt bình dân của nàng Á hậu, chẳng phải sản phẩm đắt đỏ nào, tuýp sữa rửa mặt chưa đến 200.000 VNĐ này chính là một trong những bí kíp giúp Tường San có được làn da mịn đẹp như mơ.

Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết - Ảnh 1.

Sản phẩm mà nàng Á hậu đã sử dụng là sữa rửa mặt Hada Labo Gokujyun Face Wash nhập khẩu từ Nhật Bản có giá khoảng 190.000 VNĐ/100g. Với công thức tạo bọt mềm mại lại có nhiều thành phần dưỡng ẩm, loại sữa dịch thuật rửa mặt này giúp làm sạch da nhẹ nhàng mà vẫn mềm mượt căng mướt. Em sữa rửa mặt này có độ pH cân bằng không chứa dầu khoáng, không sử dụng chất tạo màu, tạo mùi nên khá lành tính, phù hợp với mọi loại da đặc biệt là da khô.

Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết - Ảnh 2.
Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, á hậu Tường San còn bật mí thêm một số sản phẩm làm đẹp khác mà cô yêu thích.

Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết - Ảnh 4.

Tường San còn dùng thêm máy rửa mặt Foreo để tăng khả năng làm sạch sâu.

Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết - Ảnh 5.

Cô dùng dầu tẩy trang Shu (khoảng 2 triệu đồng).

Chẳng phải sữa rửa mặt đắt đỏ, Á hậu Tường San chỉ dùng loại 190k để da mịn mướt không tỳ vết - Ảnh 6.

Tường San kết hợp sử dụng 3 loại mặt nạ là mặt nạ của Lush, mặt nạ Kiehl's Turmeric & Cranberry Seed Energizing Radiance Masque (khoảng 1,2 triệu đồng) và Kiehl's Avocado Nourishing Hydration Mask (khoảng 450.000 VNĐ)

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ

Vào lúc này, Rubel đang cảm thấy sợ hãi. Khu nhà tập thể nơi anh công nhân 28 tuổi cùng các lao động nhập cư khác sinh sống đã bị phong tỏa. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, theo yêu cầu của nhà chức trách nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.

Vài tuần gần đây, đảo quốc Sư tử đã phải chứng kiến dịch bệnh bùng nổ một cách đáng sợ, với hàng ngàn ca nhiễm mới tại các ổ dịch trong những khu nhà tập thể cho công nhân người nước ngoài. Để kiểm soát, chính phủ đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ các cơ sở này, làm xét nghiệm cho công nhân và đưa mọi bệnh nhân có triệu chứng dịch thuật sang khu vực cách ly riêng.

Việc phong tỏa tưởng như hoàn toàn hợp lý, nhưng nó lại khiến hàng trăm ngàn công nhân bị kẹt lại, sống chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, đến mức để "giãn cách xã hội" thì quả thực là bất khả thi.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 1.

Singapore có tới 1,4 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu từ Nam Á và Đông Nam Á. Họ tới đây làm những công việc phổ thông, như giúp việc, công nhân xây dựng, công nhân nhà máy... và nhờ vậy trở thành lực lượng thiết yếu để giúp xã hội quốc gia này vận hành. Thế nhưng, họ vẫn nằm trong danh sách được trả lương thấp nhất, dễ chịu tổn thương nhất.

Rubel tới từ Bangladesh. Anh đến đây vào 6 năm trước, làm công nhân xây dựng để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Nhưng hiện tại với lệnh phong tỏa, không những khiến sức khỏe gặp rủi ro, anh còn lo lắng cho cuộc sống của người thân nơi quê nhà.

"Tôi sợ nhiễm virus, bởi nếu ngã bệnh thì lấy ai chăm lo cho gia đình," - Rubel chia sẻ.

Anh cũng chẳng thể ngờ tình cảnh này lại xảy ra. Trong 3 tháng đầu năm, Singapore được ca ngợi, trở thành hình mẫu của thế giới khi dập dịch rất nhanh với những phương pháp kìm hãm quyết liệt. Nhưng mọi chuyện thay đổi 180 độ. Tính từ 17/3 đến nay, số ca nhiễm ở quốc gia này tăng từ 266 lên hơn 12.000 trường hợp, theo số liệu từ ĐH Johns Hopkins.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 2.

Một căn phòng dành cho dân nhập cư

Đáng chú ý, mỗi ngày họ có hơn 1000 ca nhiễm, mà chỉ vài chục là từ công dân Singapore. Số còn lại, tất cả đều là lao động nhập cư.

Sự phân biệt của đất nước được xây dựng bởi người nhập cư

Có một sự thật ít người biết, đó là hầu hết các công trình biểu tượng của Singapore - như khu tổ hợp Marina Bay Sands, đều được xây dựng bởi đội ngũ lao động nhập cư.

40 năm trước, nền kinh tế của Singapore chưa mạnh như bây giờ. Không có nhiều đất đai và tài nguyên, chính phủ phải tập trung đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên nhằm tạo ra một nền kinh tế có xu hướng xuất khẩu, và thu lời từ công nghiệp hóa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 3.

Nhưng kế hoạch này vấp phải vấn đề, đó là dân số của Singapore quá nhỏ. Họ không đủ nhân lực, nên buộc phải dựa vào các lao động từ nước ngoài. 40 năm trước là thế, và bây giờ cũng vậy. Ngày nay, đất nước 5,7 triệu dân có khoảng 1/4 là lao động nước ngoài.

Kế hoạch đầy tham vọng đã có hiệu quả - ít nhất là với công dân Singapore. Lực lượng nhân công giá rẻ từ nước ngoài đã giúp thu nhập trung bình của dân Singapore lên tới 56.786 USD vào năm 2019, trở thành một trong những nơi thịnh vượng nhất thế giới tính trên GDP đầu người.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng ấy chẳng có phần của dân nhập cư. Họ bị gạt sang một bên, sống trong những điều kiện ngặt nghèo nhất, có rất ít quyền lợi và sự bảo hộ từ chính phủ. Nói cách khác khi một cơn khủng hoảng như Covid-19 ập đến, họ là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Những quả bom nổ chậm

Ngày 4/4, Singapore chứng khiến số ca nhiễm mới tăng thêm 75 người - bước tăng kỷ lục ở thời điểm đó. Lần theo dấu vết, nhà chức trách tìm về các khu nhà tập thể theo dạng ký túc xá, vốn được xây làm nhà ở cho dân nhập cư. Khoảng 200.000 công nhân sống trong 43 khu nhà như vậy.

Có một từ dùng để miêu tả tình trạng trong các khu nhà này: Chật! Mỗi phòng có khoảng 10 - 20 công nhân sống chen chúc, trong khoảng không gian từ 45 - 90m2.

Trong một video khảo sát của CNN về một trong những căn nhà như vậy, có cảnh công nhân nằm ngủ trên những chiếc giường tầng xếp sát cạnh, cách nhau chỉ trên dưới 1m. Hầu hết là nam giới, đến từ những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Họ dùng chung toilet, nhà tắm, phòng giặt, tủ đồ, và đến bữa thì xếp hàng nhận đồ ăn.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 4.

Mô tả như vậy để thấy rằng, việc tự cách ly đối với họ là vô nghĩa. Họ không thể giãn cách được vì chẳng có chỗ mà giãn, và đó là lý do vì sao virus corona có thể bùng phát nhanh đến vậy.

Đáng chú ý, chính phủ Singapore dường như phớt lờ rủi ro tại đây, và đã không hề cảnh báo họ cho đến khi mọi chuyện quá muộn. Đây là nhận xét của Alex Au, phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận TWC2 dành cho người nhập cư.

"Trong khi tuân theo cả thế giới yêu cầu giãn cách xã hội, tôi nghĩ chính phủ đã bỏ qua thực tế rằng đối với dân lao động chân tay phải ở 10 - 20 người/phòng, điều đó là không thể, " - ông cho biết. "Việc không thể nhìn thấu rủi ro này và đưa ra giải pháp hợp lý đã đẩy chúng tôi vào tình cảnh tồi tệ."

Tại một số khu nhà, công nhân cho biết các biện pháp của chính phủ giúp họ an tâm hơn. Zasim, công nhân 27 tuổi từ Bangladesh chia sẻ anh được cung cấp khẩu trang, nước rửa tay, dụng cụ vệ sinh, xà phòng, và cả trái cây tươi. Họ cho phép anh dùng WiFi miễn phí, kèm vài chiếc thẻ điện thoại để anh và nhóm bạn cùng phòng có thể gọi điện, nhắn tin cho người thân trong thời gian phong tỏa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 5.

Căn phòng Zasim sinh sống

Nhưng cũng giống như Rubel, điều khiến Zasim lo lắng nhất là ảnh hưởng đến tài chính. Dẫu vậy, việc chính phủ cho rằng công nhân nhập cư vẫn nên được trả tiền trong giai đoạn này, đồng thời cung cấp viện trợ để doanh nghiệp làm điều đó đã khiến anh cảm thấy yên tâm hơn.

Rubel cũng có cảm nhận tương tự. Giờ đây, khu nhà anh sống đã sạch sẽ hơn, được cung cấp đồ ăn mỗi ngày. Dẫu vậy, tâm trạng của anh vẫn rất căng thẳng. Quá đông người trong không gian hẹp, ai cũng sợ mình đang sống chung với nhóm chưa phát triệu chứng.

"Thực sự rất căng thẳng cho bất kỳ ai trong tình cảnh này," - trích lời Desiree Leong, chuyên viên điều hành Tổ chức Nhân đạo cho Lao động nhập cư tại Singapore. "Bạn bị nhốt trong đó cả ngày. Rất căng thẳng và khó chịu."

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 6.

Theo Tommy Koh - luật sư người Singapore nhận định, những khu nhà như vậy không khác gì bom nổ chậm với đất nước. "Cách Singapore đối xử với người nhập cư thực sự không văn minh. Chính phủ cho phép chủ doanh nghiệp đưa lao động vào trong các căn phòng chỉ toàn giường, không có chỗ mà kê ghế. Họ ở chen chúc nhau như cá hộp, 12 người trong một phòng."

"Đó là một quả bom, chỉ chờ dịp để kích nổ."

Nguồn: CNN

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng

Sau 2 tháng ra mắt, Fujifilm X-T4 đã bắt đầu cập bến vào thị trường Việt Nam. Đây là máy ảnh Mirrorless mới nhất của hãng này trong nửa đầu năm nay, bên cạnh chiếc X100V mà chúng tôi vừa mới lên bài cách đây không lâu.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 1.

Tính đến thời điểm hiện tại, kẻ tiền nhiệm X-T3 đã trải qua hơn 1,5 tuổi đời và đây cũng là lúc để X-T4 xuất hiện mang đến nhiều công nghệ mới hơn cho người dùng.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 2.

Nhìn tổng quát, ngoại hình của X-T4 không mấy thay đổi so với trước, tuy nhiên khi cầm lên bạn sẽ thấy nó rất nặng, tăng từ 539 gr lên 607 gr.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 3.

Gờ cầm của X-T4 cũng nhô ra nhiều, nhờ vậy các ngón tay có thể bấu sâu vào và giữ máy vững hơn.

Máy có hai phiên bản màu đen và bạc, tuy nhiên cá nhân người viết thích tông màu đen thế này hơn, nó tạo nét đồng bộ xuyên suốt trên toàn thân máy cho đến ống kính. Ngoài ra, màu tối cũng đỡ gây chú ý hơn mỗi khi ra ngoài chụp phố.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 4.

Đây vẫn tiếp tục là một chiếc máy có cảm biến APS-C 26.1MP BSI CMOS biên dịch X-Trans 4, với vi xử lý X-Processor 4 và với ống ngắm điện tử 3,69 triệu điểm giống với người tiền nhiệm. Điểm nâng cấp lớn nhất nằm ở việc máy đã được trang bị khả năng chống rung cảm biến (IBIS) trước đây chỉ có ở dòng X-H1, với 6.5 bước chống rung để người dùng có thể chụp ở những tốc độ chậm hơn mà không lo rung lắc.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 5.

Khả năng lấy nét đã được nâng cấp để bắt nét trong điều kiện tối -6EV.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 6.

Ta cũng đã có viên pin mới NP-W235 có thể chụp được 600 tấm, to hơn, và đóng góp một phần cho độ nặng của máy bên cạnh hệ thống IBIS.

Khác với X-T3 chỉ có màn hình lật 3 hướng thì giờ X-T4 đã có thể lật xoay đa chiều, giúp người dùng thoải mái bố cục ở nhiều tình huống khác nhau. Độ phân giải màn hình cũng tăng từ 1,04 triệu điểm ảnh lên 1,62 triệu điểm ảnh.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 7.

Fujifilm công bố rằng đã nâng cấp cả cơ chế màn trập, giúp cho máy hoạt động êm ái hơn, cùng với đó là bền bỉ theo thời gian với khoảng 300.000 lần nhấn chụp trước khi có nguy cơ xuống cấp. Bên cạnh đó, tốc độ màn trập cơ cũng tăng lên 15 khung hình/giây trong khi X-T3 chỉ 11 khung hình/giây.

Shutter lag của X-T4 chỉ 0,035 giây trong khi phiên bản trước là 0,051 giây (theo đo đạc của trang Imaging Resource). Về phần mềm, ta đã có một màu giả lập phim mang tên 'Eterna Bleach Bypass', được cho là tạo ra các bức ảnh có tương phản cao nhưng màu sắc nhạt.

Đối với những nhà làm phim, X-T4 có thể quay DCI 4K 60fps, FullHD 240fps với hệ màu 10-bit vào thẻ nhớ và không cần bộ thu ngoài.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 8.

Với IBIS, X-T4 trở thành thiết bị lý tưởng để quay phim, vì vậy Fujifilm cũng đưa công tắc Still/Movie ngay dưới bánh xe chỉnh tốc độ màn trập để người dùng có thể chuyển đổi chế độ nhanh chóng.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 9.

Máy có tổng cộng 3 bánh xe chính dùng để điều chỉnh EV, tốc độ màn trập và ISO.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 10.

Ngoài ra còn có 2 bánh xe nhỏ ở phía trước và sau, gần vị trí đặt ngón cái và ngón trỏ để người dùng có thể tùy chỉnh cấu hình riêng.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 11.

Hỗ trợ 2 thẻ nhớ SD.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 12.

1 cổng Mic, Remote, mini HDMI và sạc USB-C.

Chúng tôi sẽ có bài đánh giá sâu hơn sau một thời gian trải nghiệm máy, mời quý độc giả đón chờ.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp

Có thể nói, phở, bánh mì và cà phê là 3 trong số những món nổi tiếng nhất của Việt Nam với truyền thông và du khách nước ngoài, “đều đặn” mỗi năm đều được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực lớn nhỏ, ghi dấu ấn Việt đậm chất trên trường quốc tế. Để nói về tiếng vang của phở, bánh mì và cà phê thì không thể không nhắc đến 3 thương hiệu của Việt Nam đã góp phần giúp ẩm thực nước nhà tiến xa hơn, khi lần lượt xuất ngoại đầy thành công sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Úc. Đó chính là phở Thìn Lò Đúc, bánh mì Phượng Hội An và Cộng Cà Phê.

Phở Thìn Lò Đúc

09/03/2019, phở Thìn Lò Đúc đã khai trương cửa hàng xuất ngoại đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản. Những hình ảnh về dòng người xếp hàng dài ngoài cửa để thưởng thức những bát phở Thìn đã thu hút sự chú ý và cả niềm tự hào của cộng đồng mạng Việt.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 1.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 2.

Dòng người xếp hàng dài để đợi thưởng thức phở Thìn trong ngày khai trương ở Tokyo. Nguồn ảnh: Pho Thin TOKYO.

Nửa năm sau đó, phở Thìn Lò Đúc xuất ngoại lần 2 tại Melbourne (Úc). Hình ảnh bát phở bò xào tái, ngập hành nóng hổi của phở Thìn Melbourne xuất hiện ngập Instagram, người Nhật và khách quốc tế đều dành lời khen ngợi cho món ăn “quốc hồn quốc tuý” của người Việt.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 3.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 4.

Cửa hàng phở Thìn ở Melbourne (Úc) cũng đông nghịt người trong ngày khai trương. Ảnh @phothinaus.

Cả hai lần khai trương, đích thân bác Thìn - chủ quán phở Thìn Lò Đúc tại Hà Nội sang tận nơi chuẩn bị, đứng bếp và cả tập huấn, căn dặn các nhân viên để đảm bảo giữ đúng hương vị béo, thơm, đậm đà của bát phở Thìn gốc Hà Nội.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 5.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 6.

Đến cuối 2019, phở Thìn tiếp tục có mặt tại Bali (Indonesia) và trong tương lai sẽ là các chi nhánh ở Bồ Đào Nha, Séc và Ba Lan, theo chia sẻ của nghệ nhân Nguyễn Trọng Thìn. Mỗi lần phở Thìn xuất ngoại vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo của du khách và cả những người Việt xa xứ, tìm về một hương vị phở chuẩn Việt nơi đất khách, độ ngon thì khỏi bàn cãi.

Những bát phở Thìn hấp dẫn, nhiều bò, ngập hành được các thực khách ở Tokyo, Melbourne check-in trên Instagram. Ảnh @am_foodlover, @goodfoodau, @asako.nitta.

Bánh mì Phượng Hội An

Từng được vị đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain gọi là "bánh mì ngon nhất thế giới", bánh mì Phượng Hội An tiến ra thị trường nước ngoài với sự đón nhận nhiệt tình của bạn bè quốc tế, cụ thể ở đây là tại Seoul, Hàn Quốc. Cửa hàng nhượng quyền của bánh mì Phượng là một toà nhà 3 tầng, với lối kiến trúc, màu sắc, bàn ghế nhìn là thấy rõ ngay Hội An. Ngoài không gian rộng rãi, đậm văn hoá phố cổ, hương vị bánh mì Phượng được đánh giá là chuẩn tới 90% với phiên bản ở Việt Nam.

Cửa hàng mặt tiền 3 tầng, màu vàng rực của bánh mì Phượng Hội An ở Seoul. Ảnh @min.ah.__, @meeyo_.

Trước khi khai trương, chủ quán bánh mì Phượng Hội An ở Việt Nam đã sang để đánh giá chất lượng, huấn luyện các đầu bếp của chi nhánh Seoul. Từ khi ra mắt đến nay, bánh mì Phượng rất nổi tiếng với người Hàn, liên tục được check-in, khen ngợi.

Thực khách người Hàn check-in với bánh mì Phượng Hội An trên Instagram. Ảnh @hyo_1989s, @team_wheh, @yoojin.oh0127, @jan.720.

Cộng Cà Phê

Sau 11 năm ra mắt và có hơn 50 chi nhánh khắp Việt Nam, thương hiệu Cộng Cà Phê đã chính thức xuất ngoại lần đầu tiên ở Seoul, Hàn Quốc (07/2018) và lần thứ hai ở Kuala Lumpur (11/2019). Thương hiệu cà phê thuần Việt tạo ra ấn tượng không chỉ ở hương vị cà phê, đồ uống liên quan mà từ không gian, kiến trúc, đồ dùng, cốc chén, phong cách phục vụ… đều mang đậm concept hoài cổ của Việt Nam thời bao cấp - là yếu tố cũng rất thu hút sự quan tâm của khách nước ngoài.

4/6 chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Hàn Quốc. Ảnh @congcaphe_kr.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 11.

Chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh @congcaphe_my.

Với những bước tiến được chuẩn bị chỉn chu, Cộng Cà Phê đã được ưa chuộng ở Hàn Quốc (với 6 chi nhánh) cũng như Malaysia (1 chi nhánh), có một đợt còn tạo làn sóng check-in với giới trẻ Hàn. Nhưng tất biên dịch nhiên vị cà phê vẫn là điều cuốn hút khách nước ngoài hơn cả, khi cà phê Việt của Cộng còn được bán dưới dạng đóng hộp ở hệ thống siêu thị Hàn Quốc.

Khách quốc tế check-in tại Cộng Cà Phê. Ảnh @oio_vz, @tendergreen_, @seo__honey.

Nói không ngoa, Cộng chính là thương hiệu cà phê made in Vietnam 100% thành công nhất ở thị trường quốc tế hiện nay, cụ thể là ở khía cạnh cửa hàng, concept, tạo dấu ấn cho thương hiệu nói riêng và danh tiếng của cà phê Việt Nam nói chung.